Chương 01 Một số dấu hiệu nhận biết về tính chân lý của Islam.
Những lời tiên đoán trong kinh thánh về sự giáng sinh của Thiên Sứ Muhammad là bằng chứng về chân lý của Islam đối với những người tin vào Kinh Thánh.
Trong cuốn Đệ Nhị Luật 18, Moses nói Thượng Đế bảo với Ông rằng:
“Ta sẽ tạo ra cho họ một Thiên Sứ như con từ chính những người anh em của họ; Ta sẽ mượn mồm của anh ta để truyền đạt lại lời của Ta và nói cho họ biết tất cả những gì Ta lệnh cho anh ta. Nếu có ai đó không nghe những lời của Ta mà Thiên Sứ đã nói dưới danh nghĩa của Ta, tự Ta sẽ yêu cầu người đó phải giải thích.”1
(Đệ Nhị Luật 18:18-19).
Từ những câu thơ này, chúng ta kết luận rằng Thiên Sứ trong lời tiên đoán trên phải có ba đặc điểm như sau:
1) Ông ta sẽ giống như Moses.
2) Ông ta xuất thân từ những người anh em của dân tộc Israêl, thuộc con cháu của Ismaêl
3) Thượng Đế sẽ mượn mồm Ông ta để truyền đạt lại lời của Ngài và Ông ta sẽ tuyên bố những gì Thượng Đế lệnh cho Ông ta.
Chúng ta hãy xem xét những tính cách này một cách sâu hơn:
1) Một Thiên Sứ giống như Moses (Mu-Sa):
Trên thế giới này gần như không có hai Thiên Sứ nào giống như hai Thiên Sứ Moses và Muhammad . Cả hai đều được truyền lại những luật lệ và quy tắc sống rất toàn diện. Họ đều phải đối mặt với kẻ thù và đều giành chiến thắng bằng phép thuật. Cả hai đều được công nhận là Thiên Sứ và các chính khách có tài. Cả hai cùng phải di cư sau những âm mưu ám hại họ. Còn những điểm tương đồng giữa Moses và Giê-xu không nhận thấy điểm tương đồng như trên và cũng không có điểm tương đồng nào tốt hơn. Những điểm tương đồng đó bao gồm việc sinh ra đời, cuộc sống gia đình và cái chết của Moses và Muhammad chứ không phải của Giê-xu. Hơn nữa, Giê-xu được các môn đệ của mình coi là Con trai của Thượng Đế mà không phải là một Thiên Sứ của Thượng Đế, như Moses và Muhammad hay như người Hồi giáo tin rằng Giê-xu là Thiên Sứ. Do đó, lời tiên đoán này là dành cho Thiên Sứ Muhammad chứ không phải Gie-xu, bởi vì Muhammad giống Moses hơn là Giê-xu.
Bên cạnh đó, một trong những lời tiên đoán của sách Phúc âm của John rằng người Do thái đã đợi việc thực hiện ba lời tiên đoán rất rõ ràng. Lời tiên đoán thứ nhất là sự giáng sinh của Chúa Giê-xu. Lời tiên đoán thứ hai là sự giáng sinh của Elijah. Lời tiên đoán thứ ba là sự giáng sinh của một Thiên Sứ. Điều này càng rõ ràng hơn qua ba câu hỏi mà người ta đã hỏi người rửa tội John:
“Bây giờ là lời chứng thực của John, khi người Do thái ở Jerusalem cử những thầy tu và người Lê-vi đến hỏi xem ông là ai. Ông đã không thể không thú nhận mà còn thú nhận một cách thoải mái, “Ta không phải là Chúa Giê-xu.” Họ lại hỏi ông, “Thế thì ông là ai? Có phải là Elijah không?” Ông đáp lại, “Không phải.” “Vậy ông có phải là một Thiên Sứ?” Ông trả lời, “Không.”
(John 1:19-21).
If we look in a Bible with cross-references, we will find in the marginal notes where the words “the Prophet” occur in John 1:21, that these words refer to the prophecy of Deuteronomy 18:15 and 18:18.2 We conclude from this that Jesus Christ is not the prophet mentioned in Deuteronomy 18:18.
2) Từ những người anh em của người Israel:
Abraham (Ibrohim) có hai người con trai, Ishmael (Ismaêl) và Isaac (Ishaak) (Sáng Thế ký - Genesis 21). Ishmael trở thành ông tổ của người Ả-rập, còn Isaac trở thành ông tổ của người Do Thái. Thiên Sứ được nói tới không phải xuất thân từ chính người Do Thái, mà từ những người anh em của họ, đó là người Ishmael. Thiên Sứ Muhammad , là con cháu của Ishmael, quả thực là Thiên Sứ này.
Bên cạnh đó, Isaiah 42:1-13 nói về người bề tôi của Thượng Đế, người "đã được chọn” và “người đưa tin” của Ngài, người sẽ mang đến luật lệ.
“Ông ta sẽ không nản chí hoặc nhụt khí cho đến khi ông ta có thể lập ra công lý trên trái đất. Những người thuộc bán đảo Á-rập sẽ đặt hy vọng của họ vào luật lệ của ông ta.”
(Isaiah 42:4).
Câu thơ 11, đã liên hệ người được chờ đợi với các hậu duệ của Kedar. Kedar là ai? Theo Sáng thế ký 25:13, Kedar là con thứ hai của của Ishmael, tổ tiên của Thiên Sứ Muhammad .
3) Thượng Đế sẽ mượn mồm của Thiên Sứ để truyền đạt lời nói của Ngài:
Lời nói của Thượng Đế (Thánh Kinh Qur'an) đã thực sự được truyền qua miệng của Thiên Sứ Muhammad Thượng Đế đã phái Thiên Thần Gabriel (Jibriel) xuống truyền lại cho Thiên Sứ Muhammad những lời nói của Thượng đế (Thánh Kinh Qur'an) và yêu cầu Ông đọc lại cho những người khác nghe khi Ông đã nghe xong. Vì thế, những lời nói này không phải là của Thiên Sứ Muhammad , và nó cũng không xuất phát từ trong ý nghĩ của chính Ông mà chỉ được truyền qua miệng của Ông thông qua Thiên Thần Gabriel. Trong suốt cuộc đời của Thiên Sứ Muhammad , và dưới sự giám sát của Ông, những lời nói này đã được những người bạn của Ông học thuộc lòng và chép lại.
Thêm vào đó, lời tiên đoán này trong Đệ Nhị Luật nói rằng Thiên Sứ này sẽ nhân danh Thượng Đế để truyền đạt những lời nói của Ngài. Nếu chúng ta nhìn vào Thánh Kinh Qur'an, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả các chương, trừ Chương 9, đều đề cập đến hoặc bắt đầu bằng cụm từ, “Nhân danh Thượng Đế, Đấng rất mực Độ Lượng, Đấng rất mực Khoan Dung.”
Một sự chỉ dẫn khác (ngoài lời tiên đoán trong Đệ Nhị Luật) là Isaiah đề cập đến mối quan hệ khăng khít giữa người Đưa Tin có quan hệ với Kedar với một bài hát mới (một lời Kinh bằng thứ ngôn ngữ mới) sẽ được cất lên cho Ngài
(Isaiah 42:10-11)
Điều đó được đề cập một cách rõ ràng hơn trong lời tiên đoán của Isaiah:
“và một ngôn ngữ mới, ông ta sẽ nói với dân tộc này”
(Isaiah 28:11 KJV).
Một điểm liên quan nữa, là Kinh Qur'an được mặc khải thành từng phần trong suốt quá trình kéo dài 23 năm. Thật thú vị khi đem đối chiếu điều này với Isaiah 28, cũng đề cập về vấn đề tương tự,
“For it is: Do and do, do and do, rule on rule, rule on rule; a little here, a little there.”
(Isaiah 28:10)
Lưu ý rằng Thượng
Đế đã từng nói trong lời tiên đoán của Đệ Nhị Luật 18, “Nếu ai đó không nghe những lời nói của Ta được truyền qua miệng của Thiên Sứ nhân danh Ta, tự Ta sẽ yêu cầu người đó phải giải thích.”
(Đệ Nhị Luật, 18:19)
Điều này có nghĩa là bất cứ ai tin vào Kinh thánh phải tin vào những gì Thiên Sứ này nói, và Thiên Sứ này chính là Thiên Sứ Muhammad .